Chúng tôi không thể tải Disqus. Nếu bạn là người kiểm duyệt hãy xemhướng dẫn khắc phục sự cố.

Chris Nguyễn • 6 năm trước

Người Việt Nam có câu tôi rất tâm đắc là: "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây... Uống nước nhớ người đào giếng!" Vì vậy, nên tôi rất "Tri Ơn" người xưa đã dụng tâm lượng khổ sáng tạo ra chử nghĩa cho chúng ta ngày nay được thông thoại hiểu biết dể dàng ! Bởi vì tôi thật tình "Tri Ơn" nên tôi thật tình "Tôn Trọng" và "Trân Quí" tất cả chử nghĩa của người xưa sáng tạo khó khăn để lại đời đời. Tôi "Tôn Trọng" chử Việt thì tôi phải nên viết chử Việt có dấu, tôi phải nên nói tiếng Việt đúng chử, đúng âm, đúng nghĩa, nguyên tắc đàng hoàng ! Tôi nghĩ những người viết chử Việt không có dấu, hay là cố tình nói không đúng chử và không đúng âm, hay là viết và nói thô tục dơ bẩn, tuy là vì bất tri bất giác nhưng thật sự là có tính cách phá hoại chử Việt, thì tội nghiệp chử Việt quá!

Theo tôi nghĩ, thì không nên cố ý nói tiếng Việt pha trộn tiếng Anh-Mỹ-Pháp với người không biết nghe tiếng Anh-Mỹ-Pháp, cũng không nên cố ý nói tiếng Anh-Mỹ-Pháp pha trộn tiếng Việt với người không biết nghe tiếng Việt, nói như vậy, là nói cho ai nghe? Mà lại còn cố ý chọc tức nói giọng điệu Bắc kỳ cộng Trung kỳ, hay cố ý nói cà lâm, nói ba rọi, hay nói ba trợn nữa, thì là người không biết "Tri Ơn" và không biết "Tôn Trọng" chử Việt. Có một số người Việt sống ở Mỹ lâu lắm rồi mà vẫn gọi tên của các thành phố như là : Lot-ăng-cơ-léc (Los Angeles) Ci-li-to (Cerritos) v.v..., thì làm ơn giùm sửa lại gọi tên thành phố cho đúng chử và đúng âm đại biểu tôn trọng. Cám ơn nhiều!

Tôi thiệt ngưỡng mộ các bạn ở đây ai ai cũng viết giỏi hơn tôi nhiều lắm, và hiếu học, hiếu thắng, hiếu viết, hiếu thảo cha mẹ hơn tôi nữa, nên tôi đề nghị Ngọc Lan khỏi mặc "áo giáp" viết thêm bài ""Một số người Việt không hiểu biết "Tri Ơn" và "Tôn Trọng" và "Trân Quí" là thế nào, và ý nghĩa gì?"" Để các bạn ở đây được cơ hội cùng nhau học tập; cùng nhau làm thầy đời, và cùng nhau viết vui vẽ mát mẽ cho đã một trang 100 comments vượt kỷ luật...! Tri ơn Ngọc Lan công cao nhọc khổ nhé! :)

Toi Ke • 6 năm trước

Tại sao lại phải nói tiếng thuần việt hay thuần anh?
Tại sao tôi muốn nói ba rọi thì không nên? Không được?
Tại sao phải chạy theo ngửi người khác để coi có mùi làm mình khó chịu?
Tại sao không leave people alone mà phải áp đặt cái mình cho là hay là đúng cho mất thì giờ quí báu của mình vây?
Tại sao trộn xà ngầu khi nói là dốt tiếng Mỹ? Người nào học sinh ngữ mà không phải trài qua gia đoạn này lúc đầu? Không tiếp tục nói thì làm sao khá được?
Tại sao phài là thuần việt khi đã từ bỏ xứ VN, qua đây ở luôn làm công dân Mỹ, mà phài xấu hổ khi trộn tiếng Mỹ. Trộn trước rồi mới thuần anh chớ? sao mà đùng một cái giỏi liền được.
Tại sao khi ăn cướp vô nhà kêu 911 không la thuần việt mà kẹt quá phải la cho người ta hiểu mình đang bị nguy khốn gì? chọn la lên " he rốp me, bát gai kiêu tôi hay là nói thuần việt tôi bị ăn trộm hay nó giết tôi? chọn nói cái cách nào trong lúc gây cấn đó?
Tại sao không nhìn qua khỏi cái giới hạn về ngôn ngữ khi người ta nói pha trộn để thấy cái bản chất của người đó. Nó nói i đông care nhưng nó làm ăn lương thiện kiếm tiền nuôi con tốt đẹp, có gì sai? Nói thuần việt dạ thưa cúi đầu mà là người gây hấn, chừi người này dèm pha người khác, núp sau cái mã thuần việt để che dấu biện hộ cho cái dốt anh ngữ nhưng nhứt định không chịu trau dồi, không chấp nhận nói bồi để tiếp tục cầu tiến cho tới lúc không còn nói bồi nữa? Vì nói bồi là cách học ngoại ngữ hữu hiêu nhất để tiến bộ.
Tại sao khi nói pha trộn thì được coi là nổ tiếng anh ta đây? Tại sao phải nổ chi cho mệt với người không biết tiếng anh? trong khi vốn liếng tiếng anh đã được sử dụng dư sức để đi làm kiếm tiền sống tỉnh bơ trong xã hội Mỹ này. Cần gì phài prove cho ai chi cho nó tiresome vậy, quởn quá hả?

Leave people alone, không lai thì look away hay ịt no rờ nó.

hehehehehehe

Góp y • 6 năm trước

Nói thuần tiếng Việt thi hay hơn ,muốn thực hành để nói tiếng My thi chịu khó lên mạng để học phát âm cho đúng !

Toi Ke • 6 năm trước

Học như vậy 40 chục năm và vẩn còn học bây giờ.

Vẩn đủ xài kiếm sống như bao người Mỹ khác trên xứ này.

Không nói thuần việt là muốn nói như vậy theo cái lúc, cái tính, cái phản xạ etc.

Một sự chọn lựa, tại sao không được, không nghe thì bịt tai lại, sao phài xía vô cái chuyên người khác?

Trần Lê Nguyễn • 6 năm trước

Trích, " Nói đến vấn đề này, chợt nhớ đến chuyện những đứa trẻ ở đây được dạy
tiếng Việt từ trong nhà cho đến trường học, mà khi để ý mới thấy một
điều khá thú vị là khi tụi nhỏ đã cố gắng nói tiếng Việt thì hoàn toàn
là tiếng Việt, không chêm tiếng Mỹ, trừ khi nào nó không biết chữ mà nó
muốn nói trong tiếng Việt là gì, cho dù giọng nói của chúng có ngô nghê,
có “lơ lớ.” Đây là điều khác hẳn với người lớn, vì hơn ai hết, người
lớn biết “Ai đông ke” (I don’t care) trong tiếng Việt là gì, nói ra làm
sao, hay “khần xơn” (concern)có nghĩa mần răng
." Ngưng.

Thật ra, việc những đứa trẻ được sanh ra và lớn lên tại My nói chuyện toàn bằng tiếng Việt, trong khi đó những người lớn tuổi thì nói xen lẫn tiếng Việt và tiếng Mỹ cũng là chuyện bình thường, không có gì lạ như cô Ngọc Lan thắc mắc.

Như cô Ngọc Lan biết, mọi người biết và tôi biết, ngôn ngữ chánh của những đứa trẻ nầy là Anh Ngữ . Đối với chúng tiếng Việt lại là tiếng nước ngoài . Do đó, khi nói tiếng Việt thì bọn chúng cố hết sức để nói "thuần Việt" (có thể là để tỏ ra mình ngoan, chăm nọc) * và chỉ chêm tiếng Anh khi chúng "bí," như cô Ngọc Lan đã viết trong bài báo. Còn đối với các bực ông bà của chúng thì trái ngược hằn . Hay nói cáxh khác, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là tiếng nước ngoài. Rất tiếc là "vốn" tiếng nước ngoài của các bực ông bà lại chỉ nằm gọn trên "lá mít!." Bởi lẽ ấy mà cô Ngọc Lan mới thấy cảnh trớ trêu như đã viết.

* Tôi biết có em bé nọ của một gia đình quen, khi học được một vài tiếng Việt, em đã hãnh diện đến nỗi khi đến trường đã ngoắc mấy chú nhóc Mỹ đến để dạy tiếng Việt. Kết quả: Em bé "thầy giáo" Việt ngữ nầy bị nhà trường cảnh cáo với thơ thông báo cho cha mẹ. (Xin nói thêm. Chuyện nầy xãy ra tại một Tiểu Bang ở Miền Đông).

Autumn Song • 6 năm trước

Chồng tôi, khi nhỏ học trường Tây, chương trình học và lịch sử của Tây, năm 75 qua Canada đi làm kế toán trưởng 25 năm, thông thạo luôn tiếng Anh. Anh nói hoặc viết tiếng Việt là thuần Việt, ngôn ngữ nào ra ngôn ngữ đó, không hề "lổn nhổn" như kiểu trộn "sạn và gạo" vô với nhau, "ăn" vào thật muốn bể răng, âm thanh lổn nhổn nghe cứ như đâm vào cái lổ tai người khác, chưa kể ngó lại những cái gương mặt nói năng pha trộn đó - phần nhiều là học hành hơi bị "ba trợn"

Sự thật • 6 năm trước

Những người nói tiếng My lưu loát khi nói chuyệng tiếng Việt mà co xen tiếng My thi không khó nghe nhưng ngược lại những người mới biết nói tiếng My (không giỏi ) mà khi nói chuyện tiếng Việt mà cứ xen tiếng My vào thì rất là khó nghe và gây bực mình !

Dao Chi • 6 năm trước

Có lẽ một người Việt khi phát ngôn hay trò chuyện với đồng hương bằng tiếng Việt chêm vài ba chữ tiếng Anh (kiểu phát âm không đúng giọng) thì người ấy đích thị không phải là người Việt thuần gốc! Họ là người Việt ... lai người ngoại quốc chăng, hay là người Mỹ "giấy"?!
Tâm lý vọng ngoại cộng thêm cái tật "kém thông minh thường trực" nhưng thích nói chữ "Tây,Mỹ kiểu đột xuất" lan tràn trong cộng đồng ở cả hải ngoại lẫn trong nước đã, đang và sẽ đóng góp thêm cho ngôn ngữ Việt Nam ngày càng phong phú chất ba rọi.
Sau này, ngoài các từ ngữ Hán Việt, quốc ngữ ta sẽ có thêm loại chữ "Hán(g) Mỹ Việt, và điều ấy e rằng không tránh khỏi.
1000 năm nô lệ giặc Tàu, 100 năm nô lệ giặc Tây chưa đủ ư?

diep ho • 6 năm trước

nói ba rọi đã có từ thời Pháp thuộc, (khác với Việt hoá tiếng Pháp, dùng tiếng Pháp vì nước ta không có món đó)
bây giờ người nói ba rọi phần đông tỏ ra mình giỏi tiếng Anh!

Thuy Vuong • 6 năm trước

Có 1 điều tôi nhận xét nữa, xin viết ra để góp ý chung, chấn chỉnh bà con hải ngoại chúng ta. Trên các chuyến bay từ Mỹ về VN, (trong suốt hơn 40 năm tôi về VN 2 lần để thăm mẹ tôi...) Trước khi phi cơ vào không phận VN, các tiếp viên phi hành phát ra mẫu khai quan thuế để mọi người điền. Tôi thường giúp các đồng bào đi chung, họ nhờ tôi giúp điền vì mẫu tiếng Anh...đa số là các chị, các bà chữ, tiếng Anh không thông, nhưng khi phi cơ đáp, hành khách lục tục rời phi cơ để vào làm thủ tục nhập Tân Sơn Nhất, tôi nghe chung quanh tôi họ gọi điện thoại cho thân nhân đi đón: Yes, No, OK um trời đất, tiếng Anh chêm vào từng câu một, rõ ràng là chị đó, bà đó nhờ tôi "Chú giúp con ...", Anh giúp em..." điền mẫu Quan Thuế 15, 20 phút trước đây mà ! Bây giờ hơn chục năm, tôi không còn về VN nữa, những điều tôi viết như trên không biết có còn hay không ?

Minh Khánh • 6 năm trước

Những lời nói thẳng thường khó nghe, nên vẫn bị quý vị trong ban kiểm duyệt
(không ngờ ở Mỹ cũng bị kiểm duyệt), mang cất vào tủ lạnh hay vất vào sọt rác.
Rất cám ơn Người-Việt, ít ra cũng còn có 1 người đọc.

Minh Khánh • 6 năm trước

Những người nói tiếng Việt ba rọi, thường cũng là những người nói tiếng Anh
ba rọi, nghĩa là tiếng Anh cũng không giỏi gì. Tiếng Việt bây giờ nó như nồi
cháo heo. Ngoài ra, còn có tiếng Việt của Việt cộng, mà hàng ngày vẫn nghe
từ đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Đây là thứ tiếng Việt sai trật đi theo dòng
người Việt cộng đi tị nạn Vẹm cộng sau nầy. Có người cãi rằng, ngôn ngữ cũng
như khoa học, tức phải có tiến bộ. Rất đồng ý, nhưng...tiếng Việt của Việt cộng,
nó không tiến bộ mà lùi, với cách dùng chữ Hán-Việt, cho đến tiếng Việt thông
thường, sai trật rất nhiều. Một thí dụ nhỏ, nghe quảng cáo, cô bán hàng nói :
dược thảo nầy ngăn ngừa quá trình lão hóa ! Mèn đét ơi, quá trình lão hóa,
tức là đã lão hóa rồi, thì làm sao mà ngăn ngừa được ? Đây là tiếng Việt của
Việt Cộng 100% ! Hay là hình chụp đăng trên báo, thì ghi là hình minh họa !
Minh họa là hình vẽ rõ ràng, trông giống như thật. Chỉ vì ngày xưa, chưa có máy
chụp hình, người ta mướn họa sĩ vẽ hình chân dung, người họa sĩ vẽ giống
như thật, nên gọi là hình minh họa (minh: trong sáng, rõ ràng - họa : vẽ).
Một vài xướng ngôn viên đài truyền hình nói, thay vì : một cặp, thì nói là một
cặp đôi ! Một cặp là 2, một đôi cũng là 2, té ra một cặp đôi tức là 2 lần 2 ! Lại
cũng chữ nghĩa của "đỉnh thấp trí tệ nhà sản" ! Ngoài ra, co những chữ, cần phải
nói 2 tiếng mới đủ nghĩa, thì Việt Cộng thường chỉ nói có 1, bỏ đi 1. Như bịnh
tiêu chảy cấp (cấp tính), dẫn chương trình (hướng dẫn chương trình), điều
(điều động, điều khiển, điều hành, điều kiện).....

Thuy Vuong • 6 năm trước

Cám ơn bạn MK đã góp thêm cho rõ ràng những điều mà chúng ta muốn nói ra. Đề tài này, chúng ta cần phải đào sâu và phổ biến rộng rãi hơn nữa, vì đây là 1 vấn nạn của Ngôn Ngữ Việt. Tôi mong mỏi các vị học giả, chuyên gia về tiếng Việt, các giáo sư Việt Văn lên tiếng để bảo vệ, duy trì tiếng Việt khỏi bị CS hoá, như giới trẻ trong nước !

Guest • 6 năm trước
SV • 6 năm trước

Tình huống mà quý vị đưa ra hoàn toàn khác với tác giả. Những từ quý vị đưa ra là vì yếu tố lịch sử, từ thời xưa chúng ta không có từ thuần Việt chỉ những đối tượng đó, từ khi Pháp đô hộ VN thì mang theo những văn hóa, sản phẩm của họ vào VN như cafe, xe đạp, ... du nhập vào Vn ta. Trước khi Pháp sang, chúng ta không có xi măng, chỉ dùng vôi + mật làm vữa, hoặc đất bùn + rơm rạ làm nhà... Ông cha ta đã tinh tường Việt hóa các từ đó để sử dụng. Trong khi ngày hôm nay, chúng ta đã có từ thuần Việt, những từ ấy hiện còn phổ biến, lại bị mang ra thay thế bởi những từ ngoại quốc hơi xa lạ liệu có đáng chăng?

Trần Lê Nguyễn • 6 năm trước

Chào bạn .... Trước hết, tôi xin cám ơn bạn tuy sống tận bên kia nữa vòng trái đất (tức tận cái thiên đường XHCNVN), hay sống biệt lập trong các khu của "người Việt mới" trên đất Mỹ, nhưng vẫn quan tâm đến cộng đồng người Việt tỵ nạn công sản chung tôi.

Tại sao tôi nói vậy? Tuy bạn núp rất kỷ, nhưng chỉ dấu được cái mặt, nhưng cái đuôi và nhứt là cái "mùi XHCN" thì không có cách nào che và dấu được. Để bạn khỏi thắc mắc tại sao bạn núp kỷ như vậy mà vẫn bị lộ và các còm sĩ NV Online khỏi cho tôi là người "bán nón cối," tôi xin nói rõ: Chính các chữ "tình huống, đối tượng, những từ ngoại quốc hơi xa lạ," chúng nó đã "phản bội" bạn.

Nếu bạn không được "tôi luyện" như "Thép đã tôi thế đấy" thì bạn không lầm mà cho rằng các thí dụ của các còm sĩ khác là "tình huống," và "đối tượng." Ngoài ra, cộng đồng người Việt Little Saigon, nói riêng và cả nước Mỹ nói chung, hằng ngày phải làm việc, giao dịch với người dân bản xứ thì làm sao lại gọi chữ Mỹ là "những từ ngoại quốc hơi xa lạ?" Trừ phi, người đó không thuộc về Cồng Đồng Người Việt tại Mỹ. Phải vậy không bạn?!

Chúng tôi đang nói về văn chương chữ nghĩa, chớ đâu có động chạm đến chuyện "chính chị, chính em" mà bạn phải nhọc lòng bận tâm lo lắng nhưvậy?!

P/S: Rất mong BBT/NV Online cho Post góp ý nầy để rộng đường dư luận. Kính. Trần Lê Nguyễn.

Tú Nớp • 6 năm trước
Trích, " Trong khi ngày hôm nay, chúng ta đã có từ thuần Việt , những từ ấy hiện còn phổ biến, lại bị mang ra thay thế bởi những từ ngoại quốc hơi xa lạ liệu có đáng chăng ?" Ngưng

Trước khi góp ý thẳng vào câu hỏi của bạn, Tú Nớp tui xin mạn phép mở ngoặc ra đây để có vài lời gọi là "phi lộ."

Theo Tú Nóp tui thấy thì chữ "thuần Việt" của Cô Ngọc Lan nói (viết) trong bài và chữ "thuần Việt" của bạn có 2 nghĩa khác nhau. Chử "thuần Việt" của Cô Ngọc Lan có nghĩa là nói hoàn toàn bằng tiếng Việt, không xen lẫn với tiếng Mỹ . Điều nầy có thể làm hay thực hiện được. Trái lại, chữ "thuần Việt" của bạn lại có nghĩa thuần tuý Việt Nam và điều nầy, xin lỗi, sai và không thể thực hiện được . Như mọi người biết, bạn biết, tôi biết, chữ Việt, trước khi có sự du nhập của chữ Pháp và những chữ nước ngoài khác, đã được kết hợp bằng chữ thuần Việt (hay chữ Nôm) và Hán Việt . Như vậy mà bạn lại nói rằng, " chúng ta đã có từ thuần Việt ! " Tú Nớp tui xin đóng ngặc lại và đi thẳng vào câu hỏi của bạn.

Nếu bạn chịu khó đọc kỷ bài viết của Cô Ngọc Lan, bạn sẽ thấy rằng, chính Cô Ngọc Lan cũng phải nhìn nhận là nói tiếng Việt chen lẫn tiếng Mỹ có 2 hang người: Thứ 1. "vô thức," Thứ 2. "có ý thức." và cũng theo Cô Ngọc Lan thì hạng thứ nhứt không đáng trách. Có trách chăng là trách hạng thứ nhì. Theo Tú Nớp tui thì nhận định nầy của Cô Ngọc Lan không sai .

Trái lại, căn cứ trên câu trích dẫn bên trên thì bạn không phân chia rõ rệt như vậy va chỉ gộp chung cả hai lại và phê phán . Như vậy, chắc bạn cũng nhận thấy rõ là bạn đúng hay sai rồi, phải không bạn. Trân trọng. Tú Nớp.

Tú Nớp • 6 năm trước

Dzậy, Tú Nớp tui xin đố bạn Chinh "le dindon" là kí gì? (Xin trả lời theo lối "dân chơi cầu ba cẳng") Tại sao, dân Saigon gọi vườn Tao Đàn (thời VNCH) là vườn "Bờ-Rô" (thời Pháp)? (còn cái nầy thì đứng đắn đình huỳnh)

NB: Xin sửa lỗi wánh máy "cà-vạt/cravate" thay vì "cà-vạt/cravat"

Người Xa Xứ • 6 năm trước

"Le dindon" là cái "đĩnh đồng," còn "Vườn Bờ-Rô" là " Jardin des Beaux Jeux (beaux jeux , nói láy beux jeaux = Bờ-rô). Ai mà không biết. Vậy mà cũng bày dặt đố!

Trần Lê Nguyễn • 6 năm trước

"Vườn Bờ-Rô" là do, "Le jardin des beaux jeux" (The Garden of Beautiful Games) thì đã rõ ràng, nhưng "le dindon" là cái "đỉnh đồng" thì chưa. Để các bạn trẻ tuy thông thạo Pháp ngữ nhưng không thuộc "dân chơi cầu ba cẳng" khỏi thắc mắc tại sao "le dindon" không là con "turkey" mà lại là cái "đỉnh đồng," tôi xin "phụ đề Việt ngữ"

Tại sao chúng ta cho "le café" là "cà phê," "la tasse" là cái "tách," "le guidon" là cái "ghi-đông" (tay cầm xe đạp), "la roue libre" là cái "líp" (xe đạp) ... được, mà "le dindon" là cái "đỉnh đồng" không được? Và đó là lập luận của "dân chơi cầu ba cẳng."

Tú Nớp • 6 năm trước

Chịu thầy!

Đặng Hòa Bình • 6 năm trước

Theo ý tôi, trong giao tiếp hằng ngày nói tiếng
Việt chêm tiếng Anh là lười biếng. Nhất là giới truyền thông thì dứt khoát phải có trình độ tiếng Việt cao hơn độc giả và thính giả. Nghèo nàn và chướng tai nhất là khi giới truyền thông nói tiếng Việt chêm tiếng
Anh
khi phỏng vấn người Việt trên đài phát thanh hay truyền hình.

Guest • 6 năm trước
Người Xa Xứ • 6 năm trước

Buồn thiệt đó. Càng buồn hơn nữa là khi nghe tiếng hoặc đọc chữ với lối nói hay viết của Anh, Mỹ hay Pháp. Thí dụ như Pháp nói, "Je viens du Vietnam." Anh Mỹ nói, "I come from Vietnam" hay "I am from Vietnam." Người Việt nói, "Tôi từ Việt Nam đến . Chớ không phải "Tôi đến từ Việt Nam" như các dấng "Vietnamita" nói.

Bên trên chỉ là một thí dụ "nhỏ như con thỏ" Thưòng ngày, chúng ta còn nghe những ông, những bà "Mỹ da vàng" nói tiếng và viết chữ "Việt Nam Mỹ" (tức chữ Việt Nam viết theo lối Mỹ) như "Nổ súng trường học (Nổ súng ở hay nơi hoặc tại trường học), Nạn nhân tấn công khủng bố (Nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố), Tên móc túi bi cảnh sát bắt tố cáo (Tên móc túi bị cảnh sát bắt và bị cáo buộc)" vv... và vv ...

Như vậy mà cũng vui vẽ cả làng, thiệt là không hiểu nỗi?!

Vincent Nguyen • 6 năm trước

Qúa đã, đọc bài xong, đọc thêm các lời bình luận và góp ý nữa, Quá đã...
Kho tàng ngôn ngữ Việt đang giầu có hơn theo vận nước nổi trôi...
Sau những từ: Bình-tông, Xà-phòng, Ô-tô, Ô-tô-buýt , Mù-tạt.....

Người Xa Xứ • 6 năm trước

Dường như trong 5 chữ mà bạn kể ra hết 4 là của dân Bắc Kỳ rau muống, Trừ chữ mù-tạt, 4 chự còn lại dân Nam Kỳ giá sống nói: Bi-đông/bidon, xà-bông/savon, xe hơi, xe buýt. Ngoài ra, chắc bạn Vicent Nguyên bị một ông/bà Moderator nào đó "hiệu đính," chớ viết " Kho tàng ngôn ngữ Việt đang giầu có hơn theo vận nước nổi trôi...
Sau những từ: Bình-tông, Xà-phòng, Ô-tô, Ô-tô-buýt , Mù-tạt.....
" thì quả là "quá cao siêu!"

Ngoc Lan • 6 năm trước

Ý kiến của độc giả Hồng Trang Nguyễn gửi qua email:

Để đáp lại sự quan tâm của " Xếp Lớn " của cô Ngọc Lan, "Ngài" muốn biết ý kiến của độc giả báo Người - Việt , nên tôi xin mạn phép góp chút ý kiến nhỏ nhoi :

Theo ý kiến cá nhân của tôi thì không nên chút nào .
Ở phần dưới đây , tôi sẽ viện dẫn ra ba lý do , theo quan điểm dứt khoát của tôi .

Tôi thật sự khó chịu khi nghe một người nói tiếng Mỹ không rành , phát âm sai ( rặt giọng VN ) , nhưng lại hay sính nói vài từ tiếng Mỹ vào giữa câu :

" Hè này tui mu ( move ) qua bên tiểu bang XYZ , ở bển giá nhà rất chíp ( cheap ) hơn bên này , mà tìm dóp ( Job ) cũng dễ hơn ! "

" Tháng sau tui đi vờ kế sần ( vacation ) nên tui phải đi ...ren ( Rent ) cái ...Sì To Rì ( Storage ) "

" Tui muốn rì lát ( relax ) nên mới rủ ổng đi coi mu vì ( movie ) "

" ổng bây giờ cúc ( cook ) rất giỏi , lại còn biết tếch khe ( take care ) nhà cửa nữa ...! "

" Ông đó coi vậy mà sì tu pịt ( Stupid ) nên ổng không có mo nì ( Money ) ...."

Thánh thần ơi ..!! Sao phải mất công bẻ miệng bẻ mồm , ráng...rặn ra vài từ tiếng Mỹ làm chi vậy , trời ?? Sao không nói tiếng mẹ đẻ của mình từ bao nhiêu năm nay , vừa tự nhiên , vừa dễ dàng , vừa đơn giản , vừa nhẹ nhàng trong câu nói , mà người nghe cũng cảm thấy êm ả ( cái lỗ tai ! )

Cố nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh thời , ông cũng hay phê bình , chế giễu về chuyện này rất rất nhiều lần , BBT đã nhái giọng và thẳng thắn xách mé gọi đây là : " Tiếng Anh ...ăn đong của Phước Lộc Thọ " ( nguyên văn lời của ông Bùi Bảo Trúc ! )

Dù trình độ Anh ngữ rất rất giỏi ( từng làm giáo sư dạy Anh ngữ trong nhiều năm ) , thế nhưng Bùi Bảo Trúc lại KHÔNG hề bao giờ ..chêm , đệm vài từ tiếng Anh vào trong câu nói của ông ta . BBT xử dụng hoàn toàn tiếng Việt Dấu Yêu 100% ! Tôi rất thích tác phong ngôn ngữ thuần Việt này của BBT , nghe rất dễ chịu và gần gũi hơn là kiểu nói lai căng ở trên .

Theo kinh nghiệm sống ở đất Cali này đã trên dưới 30 năm , tôi nhận thấy :

Thứ nhất : Những người thường hay chêm , đệm vài từ tiếng Anh vào trong câu nói của họ ...thường là những người không biết tiếng Anh . Vốn liếng Anh ngữ không được bao nhiêu ( đúng là tiếng Anh ăn đong ) . Họ chỉ nói được một vài từ ( nghe lóm , học lóm ) để chứng tỏ mình KHÔNG chỉ biết tiếng EM - Mà cũng biết tiếng ANH ...chớ bộ ?
Chứ kêu họ nói nguyên một câu tiếng Anh , chắc họ ...lè lưỡi , chạy dài !! 😂😁

Thứ Hai : Vì câu nói :
"Tiếng VIỆT CÒN - Nước VIỆT CÒN ! " Nên tất cả
chúng ta đang ra sức cố gắng dạy các con , em , cháu , chắt chúng ta Học Việt Ngữ ( dù cuối tuần phải đưa , đón rất mất thời giờ ) vì thế chính chúng ta nên và cần phải làm gương cho các con , các cháu để chúng còn nhớ và cùng nhau gìn giữ tiếng VIỆT mến yêu .

Tôi thấy nhiều bậc Ông Bà , Cha Mẹ , khi nói chuyện với con , em , cháu chắt mà cứ nói nửa nạc nửa mỡ , sao không nói tiếng Việt với chúng ? Chúng nghe riết rồi ...tự nhiên chúng sẽ rành tiếng Mẹ đẻ , khỏi cần phải đi học ở các trung tâm dậy Việt ngữ chi cho mất công .

Ở trong nhà ông bà , cha mẹ , chú bác , cô dì , anh chị cứ nói thuần túy tiếng Việt với chúng , dần dần tự nhiên chúng sẽ biết nghe , nói , đọc , viết tiếng VIỆT.

Thứ Ba : Khi tiếp xúc với người bản xứ , chúng ta bắt buộc phải nói toàn tiếng Mỹ 100% . Thế nhưng khi nói chuyện với những bạn bè , người quen , hàng xóm là người Việt Nam , theo tôi không nên chêm vào vài từ tiếng Anh : " I đông khe " " sì tu pịt " " mu ao "
nghe nó có vẻ ..lai căng , ba rọi và ..rẻ tiền lắm !

CHÚNG TA ĐI MANG THEO QUÊ HƯƠNG :
Đối với bất cứ dân tộc nào cũng vậy : Ngôn ngữ là điều chính yếu và quan trọng nhất để gìn giữ giống nòi của dân tộc , tiếng Mẹ đẻ cần thiết gìn giữ hơn cả văn hóa ẩm thực .

Các món ăn thuần túy của VN có thể bị mai một , hoặc bị thất truyền , hoặc biến tấu đi . Nhưng tiếng VIỆT thì nhất định không thể ! Vậy tại sao trong một câu nói có vài chữ , mà ta lại phải chêm vào đó hai , ba từ tiếng Anh ...để làm chi ?? Để cho mất gốc dần dần à ?

Tôi quen biết rất nhiều gia đình người Hoa ở quận Cam và ở trên LA . Các con , cháu của họ , dù được sanh ra tại Mỹ , muốn làm gì làm - nhưng việc đầu tiên và bắt buộc là phải biết nghe , nói , đọc , viết tiếng Tiều và tiếng phổ thông trước tiên cái đã .

Tôi hết sức ngạc nhiên khi mấy đứa cháu ngoại mới lên 3 , 4 tuổi của bà bạn người Triều Châu , đã biết nghe , hiểu , và nói được tiếng Triều Châu . Tôi hỏi thì bà bạn trả lời : " Ở nhà tụi em không nói tiếng gì khác , ngoài tiếng Tiều .Vì tiếng Tiều là tiếng gốc của tổ tiên & của ông bà & cha mẹ bao nhiêu đời rồi , thì bắt buộc tụi nó phải biết nói , biết nghe chớ ? Còn tiếng Mỹ thì đâu cần phải lo , tụi nó sanh ra ở đây , đương nhiên là nó phải biết nói tiếng Mỹ rồi , nên không cần nói tiếng Mỹ với tụi nhỏ đâu , chị Trang "

Vài ý kiến thô thiển , xin được nói lên suy nghĩ của một nữ độc giả đã đọc báo NGƯỜI - VIỆT suốt từ năm 1990 cho đến nay .

Kính chúc quý báo luôn thăng tiến và thành công .

trân trọng kính chào ,

Hồng Trang Nguyễn .

Kỳ Duyên • 6 năm trước

Tui đồng ý 100% với bạn Hồng Trang Nguyễn, tui nghĩ mình làm gì và nói gì cũng phải thành tâm chuyên nghiệp, chứ nói theo kiểu 3 rọi 3 trợn là hạ thấp bản thân.

Liem Thanh Doan • 6 năm trước

Nói cho cùng trước thập niên 90, nhiều gia đình qua đây, thấy mình không giỏi tiếng Anh nên cố gắng nói tiếng Anh với con cháu mình, mà không nghĩ rằng chính mình đã làm cho con cháu quên tiếng Việt. Đến lúc thấy cái sai thì quá trể, giờ hối hận thì không kịp. Con mới sanh ra, thì cha mẹ cứ tiếng Anh mà nói, đến khi tụi nhỏ đi học về nhà thì cha mẹ không biết nó nói gì. Nhiều khi tụi nhỏ nói với nhau "My parent don't understand english". Có nhiều bậc phụ huynh thì than "Con tui về nhà toàn nói tiếng Anh không". Lổi là tự mình, đừng có trách gì con cháu.

Tú Nớp • 6 năm trước
Trích " Con mới sanh ra, thì cha mẹ cứ tiếng Anh mà nói , đến khi tụi nhỏ đi học về nhà thì cha mẹ không biết nó nói gì . Nhiều khi tụi nhỏ nói với nhau "My parent don't understand english". Có nhiều bậc phụ huynh thì than "Con tui về nhà toàn nói tiếng Anh không". Lổi là tự mình, đừng có trách gì con cháu ." Ngưng.

Lập luận có hơi mâu thuẩn, đó nghen!

Dân tôi • 6 năm trước

Tuyệt vời ! Rất đồng y .

Tú Nớp • 6 năm trước
Trích, " Vậy, liệu người lớn cũng có nên 'tập' nói chuyện hoặc thuần Việt hoặc thuần Mỹ thôi không? Và cách nói chuyện bằng tiếng Việt chen tiếng Mỹ liệu có làm cho cái sự cố gắng gìn giữ tiếng ông bà bị mai một và lai căng theo thời gian không?" Ngưng.

Cô Ngọc Lan ơi! Do thường ngày Tía Tú Nớp tui từng khuyên bảo là, "Tu dois respecter la femme comme ta mère/you must respect the woman like your mother." Ngoài ra, khi đặt chơn đến Mỹ Tú Nớp tui cũng thường nghe mấy anh Mỹ "kháo" nhau là, "Lady first" cũng như mấy ông "Dzịt Kìu" thường than là giới liền ông trên đất Mỹ có chung một "tủi." Đó là, "tủi Thân" và giới "đờn bầu" cùng có chung một tuổi là "tuổi Dần!"

Bởi dzậy cho nên, dzề "chiện" Cô Ngọc Lan nêu câu hỏi là liêu có nên dùng tiếng "thuần Việt" hoặc "thuần Mỹ" không thì Tú Nớp tui không dám trả lời mà chỉ xin phép Cô Ngọc Lan nêu lên thắc mắc. "Thuần Mỹ" thì đâu đó đã rõ ràng rồi. Trái lại, "thuần Việt" là "thuần Việt" nào?

Ở vào cái thời buổi mà ở trong nước khỉ lên làm người và người xuống làm khỉ nầy thì tìm cho ra một câu "thuần Việt" (dầu rằng bên ngoài VN) cũng rất khó, đó Cô Ngọc Lan. Thì dụ như trên Website (lại tiếng Mẽo) của hội cựu SVSQ Thủ Đức, một tác giả đã viết, "Quân trường Thủ Đức đã sản sinh ra nhiều vị Tướng Lãnh cho QLVNCH!" Ối trời đất quỷ thần ơi! Quân trường sao không đào tạo mà lại sản sinh nè trời! Đó là chỉ một ví dụ, chớ thường ngày, ngay trên đất Mỹ nầy còn biết bao nhiêu là, "chia sẻ, bức xúc, cơ bản, hệ quả, khả năng ..." (Riêng chữ khả năng thì trước 1975 là "ability" còn bây giờ là "possibility").

Ngoài ra, Tú Nớp tui cũng thắc mắc là tại sao thức ăn thì có thể "lấy vợ, lấy chồng ngoại quốc" đưọc, mà ngôn ngữ lại không được , dầu rằng cả hai đều thuộc về văn hóa ? Nếu người Việt hải ngoại chúng ta không sợ thức ăn Việt mai một, nhưng tại sao lại sợ ngôn ngữ Việt mai một? Đó là chưa nói tới việc cộng sản đang bằng mọi cách, mọi phương tiện , hằng ngày tiệu diệt cả một nền văn hóa cổ truyền của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam thì cái sợ "passive/thụ động" nầy có là giải pháp không?!

Theo thiễn ý, một nồi canh (hay thức ăn nói chung) thì dầu có nấu tài cách mấy cũng không bằng có thêm gia vị . Dzậy, tại sao chúng ta không cho là nói chêm một vài ngoại ngữ (không có ý làm chảnh) là một cách thêm gia vị vào thức ăn ? Hơn nưa, có những ngoại ngữ mà khi dung, mọi người đều không nghĩ đó là tiếng nước ngoài. Thí dụ như: OK, Cheers, Website, Cell, Ticket (bị cảnh sát "cho" ticket"), IPhone, IPad, Computer ... chẳng hạn.

Mấy lời thô thiển. ...

Nguyễn Hồng Trang • 6 năm trước

Xin chào Tú Nớp , thuần Việt là khi nói chuyện với bạn bè , với đồng hương , đồng khói .. chúng ta chỉ nói hoàn toàn bằng tiếng VIỆT thuần túy mà thôi . Không chêm vô mấy chữ tiếng Anh như tôi đã trình bày ở trên . Tiếng VIỆT của chúng ta rất hay , rất phong phú ,rất đa dạng , nên dễ nói , dễ nghe và dễ chịu nữa . Chêm , đệm vô vài chữ tiếng Anh trong câu chuyện giữa bạn bè , hàng xóm với nhau , tôi thấy nó mất đi cái thân tình , sự gần gũi thân thiện trong câu nói .

Còn tiếng VIỆT ở trong nước hiện nay ..thì thôi khỏi nói , xin miễn bàn ..Vì đề tài này nó dài lê thê , nói đến cả tháng cũng chưa hết . Nhưng cái chính là bị bọn CS ngu dốt nó cải biến , cải tạo tiếng Việt mến yêu của chúng ta , thành ra bây giờ đây rất quái đản đến ghê rợn , ví dụ như : " Ca sĩ A xử lý ca khúc " " tham gia giao thông " " thực hiện cuộc gọi điện " " rất bức xúc " " sở hữu một bộ ngực khủng " " phục trang tỏa sáng " " diện nghèo khó " v.v...

Mỗi khi ra ngoài đường , tôi gặp rất nhiều người Phi Luật Tân , Hàn quốc , Nhật , Singapore , Đài Loan , Thái Lan ...Khi nói chuyện , họ luôn luôn Nói bằng chính ngôn ngữ của nước họ , tôi thấy họ không bao giờ chêm vào một , hai từ ngữ tiếng Anh , hay bất cứ thứ tiếng ngoại quốc nào . Họ nói hoàn toàn bằng ngôn ngữ của đất nước họ200% . Và tôi nhận thấy trong mắt của họ -ánh lên một niềm kiêu hãnh khi vẫn giữ được ngôn ngữ của đất nước mình , dù đang sinh sống tại Hoa Kỳ . Vì cùng là dân Á Châu , nên đôi khi nhìn bề ngoài chúng ta không thể phân biệt được giữa các sắc dân , như : Đài Loan , Hàn quốc , Nhật , Singapore , Thái Lan ..Vì thế chỉ nhận ra - khi họ cất tiếng nói bằng chính ngôn ngữ của nước họ . Vậy thì tại sao chúng ta không hãnh diện khi nói bằng tiếng VIỆT của chúng ta ..? Mà cứ phải : " mu ao " " gơ phen " " chíp " " mu vì " " rì lát " " cúc " " sì tu pịt " để làm chi vậy , trời ?? Tiếng Việt của chúng ta nghèo nàn từ ngữ lắm hay sao ..mà cứ phải chêm , đệm vào mấy chữ tiếng Anh .

Tú Nớp • 6 năm trước

Chào Cô Nguyễn Hồng Trang,

Trước hết, Tú Nớp tui xin lỗi đã gọi Nguyễn Hồng Trang bằng Cô, trong khi chưa biết Nguyễn Hồng Trang thuộc phái nam hay nữ! Tuy nhiên, Tú Nớp tui nhận thấy tên Nguyễn Hồng Trang quá đẹp nên nghĩ người cũng phải giống tên và gọi luôn Cô. Mong Cô không phật ý.

Thứ đến, Tú Nớp tui cũng xin cám ơn Cô đã có những góp ý rất hay. Nhờ vậy, Tú Nớp tui đã học hỏi rất nhiều.

Tuy vậy, Tú Nớp tui cũng xin mạo muội bàn thêm một chút về chữ " thuần Việt " mà Cô Ngọc Lan cũng như Cô đã đề cập. Thiệt ra, chữ " thuần Việt " là nói hoàn toàn bằng tiếng Việt , tức không pha trộn tiếng Anh hay tiếng nước ngoài nào khác, xét cho cùng cũng khó thực hiện được (kể cả trường hợp chúng ta gạt bỏ ra ngoài tiếng Hán Việt, tiếng vay mượn của Pháp, của Miên, của dân tộc gốc thiểu số ....)

Đơn giản (nhưng không đang giỡn) là trong cuộc sống hiện nay với những phát minh đa dạng, với sự toàn cầu hóa thì một tiếng của nước nào đó, không còn là tiếng riêng của nước đó và người Việt chúng ta khi nói tiếng đó không nghĩ là mình đang nói tiếng nước ngoài . Thí dụ như OK, Phone, Cell, Web (hay Website), Internet (hay Net, như lên Net), Computer ... Ngoài ra còn có một số tiếng khó dịch sang tiếng Việt (hay dịch ra thì nó lọm thọm). Thí dụ như Nick (hay Nickname), Avatar, Buffet, Down payment ...

Bên cạnh đó, còn có tiếng Anh "ba trợn" dùng để phà trò trong lối nói khôi hài, hay dung để tạo không khí "dzui dzẽ cả làng" trong các cuộc "đấu láo" giữa bạn bè thân thuộc. Thí dụ như No star where, No medicine, Master run ...

Tuy nhiên, nếu nói chêm tiếng Anh theo lối kịch cỡm như các thí dụ trong bài của Cọ Ngọc Lan hay Cô Nguyễn Hồng Trang thì đúng là không nên. Trân trọng. Tú Nớp.

Vananh Tran • 6 năm trước

ha ha ha so funny .

Thuy Vuong • 6 năm trước

Tôi có nhận xét khác nữa về người Việt nói tiếng Việt chêm tiếng Anh, không phải chỉ Việt ở hải ngoại mà người Việt trong nước cũng nói tiếng Việt-Anh ba rọi...cứ vào Facebook mà xem. Người Việt ở hải ngoại vì môi trường giao tiếp, vì nghề nghiệp sinh sống của xã hội Mỹ, lấy tên Mỹ, và phải biết nói tiếng Anh ít nhiều để kiếm cơm...nên khi nói chuyện với đồng hương thường chêm tiếng Anh, điều này dễ hiểu, còn trong nước xin hỏi có nhu cầu lấy tên Mỹ, chêm tiếng Anh vào khi người Việt nói chuyên với người Việt, giao dịch buôn bán với nhau không ? Có cần trở thành Tina, Jenny, Mike, Tony v.v... không ? Và ngườ Việt hải ngoại nếu nói, viết tiếng Viêt chêm tiếng Anh, tôi thấy còn dễ hiểu hơn người Việt trong nước rất nhiều, nhất là họ nói, viết tiếng việt bây giờ theo 1 ngôn ngữ XHCN, tối nghĩa, viết tắt...cú pháp, văn phạm, chính tả sai, loạn xà ngầu không quy tắc rồi còn chêm tiếng Anh (Phiên Âm) vào như Ma-dê-in VN thì thật là tai hoạ !

PTDNB • 6 năm trước

Việc dùng tiếng Anh-Việt trộn lẫn của người Việt ở nước ngoài là chuyện chẳng đặng đừng, là do thói quen khi giao tiếp giữa nguời Việt, do thiếu từ VN, ngay cả trên web của báo Nguời Việt cũng dùng chữ Anh-Việt-không tránh khỏi. Có phàn nàn chăng chính là người Việt trong nước nói tiếng Anh-Việt trộn lẫn. Bây giờ họ nói OK nhiều hơn là đồng ý

Dao Chi • 6 năm trước

Có một số trường hợp ngoại lệ thường thấy khi dùng danh từ, tên của các đơn vị trong hệ thống đo lường, hoặc tên của các sản phẩm tiếng Anh/Mỹ. Thí dụ như I-Phone, I-Pad, xe SUV, xe RV, xe Van, hay là tên món ăn, thức uống, hoặc những câu thành ngữ, chữ bản địa thì có thể chấp nhận được khi dùng chúng trong lúc nói chuyện với người đồng ngôn ngữ. Còn ngoài ra thì đại đa phần từ vựng tiếng Anh đều có thể phiên dịch sang tiếng Việt, do đó là điều không cần thiết hoặc nên tránh khi xen vài từ vựng tiếng Anh trong lúc đàm thoại với người cùng chủng tộc, chưa kể là khi dùng thì lại phát âm sai lạc, nhất là với các nhân viên của cơ sở truyền thanh, truyền hình, báo chí nên tránh những sai phạm sơ đẳng như vậy khi trực tiếp đối diện với công chúng.

tlamcidl • 6 năm trước

Chịu Ngọc Lan luôn, bài quá hay, mình bó tay luôn, xin miễn bàn chuyện ni, vì ý tác giả đã quá đầy đủ.

Californian • 6 năm trước

Bai viet rat la tao lao - khong hay ho gi het

Tú Nớp • 6 năm trước

Khó tánh wá dzị bạn!

Mạo muội • 6 năm trước

Chúng ta nên cời mở để trong giao tiếp thêm phong phú ngữ vựng mới .Người Việt trên đất Mỹ này khi hội họp vẫn xen món ăn Việt với Pizza , hot dogs ...có sao đâu , mà lại thú vị nữa chứ! Cũng như khi dịch "you" và "I " vẫn có thể chấp nhận được " mày " và "tao"trong khi nói chuyện ( tôi không muốn nói đến văn xuôi) . Hai chữ "mày "và "tao "rất phù hợp trong đàm thoại khi cần chuyển ngữ , 1 đặc thù đánh dấu giai đoạn lịch sử xa xứ .

ken zip • 6 năm trước

Tào lao, " mày tao" mà lại thích hợp cho việc đàm thoại à? Vậy thì Mạo Muội nghĩ sao có người đáng tuổi con cháu mà lại kêu ông bà nội /ngoại của Mạo Muội bằng mày và xưng là tao?

Julia C. • 6 năm trước

Xin đánh máy lại ý kiến bị một vài lỗi đánh máy:

Lối nói tiếng Việt pha lẫn tiếng Anh/Mỹ (hoặc tiếng Việt pha lẫn tiếng Pháp/Đức/Thụy Điển/Hòa Lan ...,) có lẽ đã trở thành một thói quen khó bỏ cũng y như trường hợp mấy vị hay chửi thề trong lúc nói chuyện, vì họ nói mà không mấy quan tâm đến cách nói của họ hay để ý đến thái độ khó chịu của người nghe.

Ước mong là qúy vị đó đọc bài viết này của cô Ngọc Lan, lưu tâm sửa đổi thì ký giả Ngọc Lan cũng không đến nỗi uổng công.

Và, hy vọng trong một chủ đề khác, cô Ngọc Lan làm ơn đề cập đến cách dùng chữ vô nghĩa hay khó hiểu của người Việt trong nước bây giờ và đã lây lan ra đến hải ngoại, nhất là trong lãnh vực truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyển hình, ...).

Xin nêu ra đây một số chữ làm thí dụ:

- Bến cảng (bến = cảng) thay vì HẢI CẢNG/THƯƠNG CẢNG (chữ đúng)
- In ấn (in = ấn) thay vì ẤN LOÁT hoặc ẤN HÀNH (ấn loát và phát hành)
- Tuyến đường (tuyến = đường) thay vì LỘ TRÌNH (chữ đúng)
- Xử lý thay vì GIẢI QUYẾT/XỬ TRÍ.
- Hộ gia đình thay vì GIA ĐÌNH
- Căn hộ hay vì CĂN NHÀ, CĂN CƯ XÁ (trong các chung cư)
- Từ thay vì CHỮ/TIẾNG
- Xuất khẩu/ nhập khẩu (dùng chung cho người và đồ vật) thay vì XUẤT/NHẬP CẢNH (cho người) hoặc XUẤT/NHẬP CẢNG (cho hàng hóa, đồ vật)
V.v... và v.v... (còn nhiều lắm)

Phải thú nhận rằng tôi rất khó chịu khi phải đọc hay nghe những từ ngữ ngô nghê, ngớ ngẩn này. Vì thế, một bài viết về đề tài này của cô Ngọc Lan sẽ được độc giả hoan nghênh vô cùng. Và tôi cám ơn cô Ngọc Lan nhiều lắm lắm.

Trần Lê Nguyễn • 6 năm trước

Đồng ý trên căn bản, nhưng cũng có ngoại lệ. Thí dụ như 6 chữ sau đây vốn là một câu đối mà cho mãi đến giờ vẫn chưa có người đối thật chỉnh. Đó là, Không vô trong nội nhớ hoài . ( không = vô, trong = nội, nhớ = hoài).

Hung Le • 6 năm trước

Bài viết xuất sắc, rằng hay thì thật là hay. Cái gì sai và không đúng thì xin sửa từ từ vậy.
Đã quen miệng nói rồi, chắc khi nói cũng phải để ý lắm mới có thể bỏ bớt được.
Mai mốt mà tui gặp ai nói kiễu " Rau muống chấm ketchup " ( may quá, câu nầy chưa có đăng ký bản quyền, nên mượn đở của codobai xài vậy, xin tạ lỗi trước. :-))
thì tôi sẽ hỏi người đó: Bộ chưa đọc bài viết " Ai Đông Ke " của cô NL hả.?

Không hiễu nghĩa của từ : chương trình " chính khóa" của trường.
Nếu nói 14, 15 tuổi thì đang học trung học ( junior high school) - có lớp tiếng Việt như là môn ngoại ngữ. Thành ra nói : " đang học tiếng Việt trong chương trình ngoại ngữ " thì dễ hiễu hơn.

Tú Nớp • 6 năm trước

Bạn nghĩ thế nào, nếu Tú Nớp tui đề nghị, " đang học tiếng Việt trong chương trình song ngữ/bilingual program ?"

Hung Le • 6 năm trước

Có coi thêm ở các trang mạng khác, thì biết GS PCD dùng chữ " song ngữ " (chương trình song ngữ dạy tiếng thiễu số ). Còn ở học khu Garden Grove thì coi môn tiếng Việt như là một sự chọn lựa của môn học ngoại ngữ như các thứ tiếng Mễ, Pháp , Đức hay Latin.
Thành ra ý anh cũng đúng.

Người Xa Xứ • 6 năm trước

Hahaha! "Cũng đúng" nghĩa là chỉ đúng chút chút thui. Vậy là "cụ" Tú Nớp phải chịu khó phải trau dồi văn chương chữ nghĩa lại rồi!

Tú Nớp • 6 năm trước

Vẫn học hằng ngày đó chớ. Tuy nhiên, tình trạng vẫn "Nguyễn Y Vân," tức tiếng Việt không rành, tiếng Pháp chưa thông, tiếng Anh nói mõi tay hơn mõi miệng!